Lamborghini Huracán LP 610-4 t
[sát hay] [Truyện hay] [ảnh][Góp ý]
Home
Ứng Dụng Game
Ảnh QTV🌙
Bây giờ là:16:38 ~ 2024-11-21
cập nhật: 13:20 05/01/2020

HÀN QUỐCTrong bộ váy truyền thống, Park Jeonghee 64 tuổi ngồi trước một nhóm học sinh mẫu giáo.

Những đứa trẻ, mắt sáng bừng, chăm chú nhìn về phía Park Jeonghee. Thấy các học sinh đã trật tự, Jeonghee bắt đầu kể Giá của mùi, giá của âm thanh, một câu chuyện cổ tích Hàn Quốc.

Park Jeonghee kể chuyện cho một nhóm học sinh. Ảnh: ABC News.

Park Jeonghee kể chuyện cho một nhóm học sinh. Ảnh: ABC News.

Jeonghee là một "người bà kể chuyện". Từ năm 2009, để kết nối các thế hệ và đẩy mạnh vai trò xã hội của phụ nữ cao tuổi, Viện Nghiên cứu Hàn Quốc và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc triển khai chương trình đào tạo những người bà kể chuyện cổ tích chuyên nghiệp cho trẻ mẫu giáo.

"Mỗi năm, tôi kể hơn 30 câu chuyện cổ tích cho trẻ nhỏ. Tôi hy vọng chúng sẽ ghi nhớ ít nhất một bài học từ những câu chuyện ấy và trở thành những người lớn sáng tạo, tốt bụng", Jeonghee chia sẻ. Cách đây năm năm, sau khi có cháu, bà đăng ký trở thành người kể chuyện. 

Hiện nay, Hàn Quốc có hơn 3.000 phụ nữ lớn tuổi làm nghề kể chuyện cổ tích. Tương lai, con số này chắc chắn tăng lên để đáp ứng nhu cầu của các trường mẫu giáo. Ngày 3/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đăng tin tuyển thêm 1.000 người bà kể chuyện, gấp 3 lần năm 2019.

Để trở thành người bà kể chuyện, ứng viên phải nằm trong độ tuổi 56-74 và yêu trẻ em. Viện Nghiên cứu Hàn Quốc sẽ tìm ra người phù hợp dựa trên lý lịch và phỏng vấn.

"Những người bà kể chuyện cần trải qua 60 tiếng đào tạo chuyên sâu", Kim Sehee, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàn Quốc nói. "Những câu chuyện cổ tích cũng được lựa chọn và biên soạn cẩn thận, sao cho trẻ em ở mọi miền đất nước đều tiếp nhận thông điệp đạo đức như nhau".

Những người bà kể chuyện được đào tạo và cấp giấy chứng nhận. Ảnh: ABC News.

Những người bà kể chuyện được đào tạo và cấp giấy chứng nhận. Ảnh: ABC News.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người bà kể chuyện sẽ tới làm tại cơ sở chăm sóc trẻ em gần nơi ở nhất. Mỗi giờ, họ nhận được 40.000 won (gần 800.000 đồng).

"Nhờ kinh nghiệm sống dày dặn, họ không chỉ đem đến cho trẻ một câu chuyện cổ tích đơn thuần", Park Chunhui, giáo viên mầm non 15 năm kinh nghiệm cho biết. "Ban đầu, trẻ hơi khó tập trung vì các câu chuyện chỉ dùng lời kể nhưng giờ đây, chúng trông ngóng những người bà ấy".

Không chỉ đem đến lợi ích cho trẻ nhỏ, chương trình đào tạo người bà kể chuyện còn tạo cơ hội để phụ nữ lớn tuổi đóng góp cho cộng đồng. Với họ, được gặp gỡ các cháu đáng giá hơn tiền bạc nhiều. 

"Tuổi mẫu giáo là thời điểm quan trọng để trẻ xây dựng tính cách và hình thành những thói quen tốt. Tôi cảm thấy tự hào khi trở thành một phần của chương trình", chuyên gia tâm lý trẻ em Shin Youngae 66 tuổi nói. Bà đăng ký làm người kể chuyện để hiểu rõ hơn đối tượng mình làm việc cùng.

"Ở tuổi này, hầu hết chúng tôi không làm việc", Lee Kyunghee 65 tuổi, làm nghề kể chuyện cổ tích đã 6 năm, bộc bạch. "Tới nhà trẻ vào mỗi buổi sáng là việc làm rất ý nghĩa". 

Thu Nguyệt (Theo ABC, YNA)


Lên đầu trang
Ai.☆¨(`•.¸♥.•.♥¸.•´)¨Không☆Vui★Khi(•.•)Lần*Đầu (_._) Gặp♥ Gỡ∩..Ai(¯`v´¯)Không ☆BuồnNếu缁Lỡ鐆 Xa ░Nhau ░▒▓