XtGem Forum catalog
[sát hay] [Truyện hay] [ảnh][Góp ý]
Home
Ứng Dụng Game
Ảnh QTV🌙
Bây giờ là:16:12 ~ 2024-11-21
cập nhật: 21:14 24/01/2020

HÀ NỘITỉnh lại sau ca mổ, Nguyễn Xuân Ngọc bàng hoàng nhìn xuống đôi chân đã bị cưa, hai tay bám chặt thành giường, đầu óc trống rỗng. 

Khi đó, Ngọc học lớp 6 ở Quảng Ninh, bị tai nạn giao thông. Bác sĩ quyết định cắt bỏ từ đầu gối trở xuống do hai phần chân bị nát, không còn cơ hội cứu. Ngọc không biết tương lai của mình như thế nào khi cả hai chân không còn.

Ngọc là con trai lớn trong gia đình có hai anh em. Bố mất sớm nên từ nhỏ Ngọc đã chăm chỉ học tập để làm chỗ dựa cho mẹ và em gái. Ngày bị tai nạn, cả gia đình đều hoảng loạn nhưng không ai khóc trước mặt. Ai cũng giữ vẻ bình tĩnh để Ngọc yên tâm nỗ lực chiến đấu với bệnh tật, sớm về nhà. 

Một tháng sau, vết thương dần hồi phục, Ngọc tập di chuyển bằng xe lăn điều khiển bằng tay. "Ai bắt đầu cũng có những khó khăn nhất định" là lời động viên của mẹ giúp em bình tâm lại sau những lúc chán trường, muốn bỏ cuộc. Sau đó, Ngọc trở lại trường học sau một năm vắng bóng. 

Ngày đến trường, Ngọc trở thành tâm điểm của mọi người vì đi học bằng xe lăn. Lên cấp ba, Ngọc tập đi lại bằng đầu gối để leo lên phòng học cao hơn. Đi bằng đầu gối khiến chàng trai nhiều đêm đau không ngủ được. 

Cuối năm lớp 12, Ngọc tình cờ xem video về người khuyết tật nghị lực vươn lên. Anh bất ngờ khi nhìn thấy có nhiều người không có tay chân vẫn làm diễn giả lớn hoặc chơi thể thao nên rất khỏe. 

Nhờ giúp đỡ của cô chủ nhiệm, Ngọc nhận một phiếu tập miễn phí 30 ngày cùng huấn luyện viên với giáo án đặc biệt. Chàng trai muốn tập luyện để cơ thể rắn chắc, khỏe mạnh và cân đối hơn.

"Thể hình như vực dậy cuộc sống hiện tại và xóa tan mọi sự tự ti, nhút nhát bên trong. Mình cảm thấy như được hồi sinh lần nữa", Ngọc nhớ lại. 

Lên cấp ba, bạn bè hiểu thêm về hoàn cảnh của Ngọc và dành nhiều tình yêu thương, giúp đỡ Ngọc trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Bức ảnh chụp tốt nghiệp cấp ba của Ngọc ( áo trắng ) và bạn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bức ảnh chụp ngày tốt nghiệp cấp ba của Ngọc (áo trắng) cùng bạn. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Buổi đầu đến tập luyện, Ngọc được 4 huấn luyện viên hướng dẫn, chỉ dạy từng bài tập. Khi đó, Ngọc nặng 86 kg. 

Theo anh Huy, huấn luyện viên của Ngọc, đây là trường hợp đặc biệt nên quá trình tập phải gấp đôi, gấp ba người bình thường, không tập được cả ngày và bài tập nặng. Thường, Ngọc tranh thủ giờ trưa để rèn luyện, mỗi buổi từ 2 đến 2 tiếng rưỡi, một tuần tập 5-6 buổi.

Mục tiêu là tập giảm mỡ, tăng cơ bắp, Ngọc chia các nhóm cơ để tập ngực, vai sau. Những ngày tập tạ, Ngọc nhờ trợ giúp của mọi người đỡ tạ, giúp săn chắc vùng vai, ngực và bài tập dành cho đùi sau để phần chân không bị teo. 

"Càng tập càng đau, có lúc nghĩ mình không tiếp tục được nổi", Ngọc nhớ lại. Ở đây cũng không có ai giống mình, nên đi thế nào, đi bao giờ mới tới đích khiến Ngọc không biết tập thể hình có phải là lựa chọn đúng đắn. Khiếm khuyết đôi chân, Ngọc phải hạn chế những bài tập tốt cho giảm mỡ như cardio, mông, đùi nên việc giảm mỡ cũng khó khăn hơn. 

Ngọc được mọi người xem là kỳ tích vì chưa có ai không có chân mà đi tập thể hình. Huấn luyện viên sáng tạo thêm nhiều bài tập mới, phù hợp giúp anh nhanh lấy lại được vóc dáng mong muốn. "Mọi việc đều cần có quá trình", Ngọc lại tự nhắc nhở bản thân phấn đấu thêm mỗi ngày.


Bài tập hàng ngày của Ngọc.

Gần hết khóa tập, Ngọc ở lại làm nhân viên tư vấn khách hàng để tập miễn phí. Đây là công việc đơn giản, không cần đi lại nhiều lại được hỗ trợ tiền ăn trưa.

Sau gần một năm tập, Ngọc giảm hơn 10 kg. Từ việc ngại soi gương, ngại ra đường, Ngọc dần lấy lại tự tin. Anh được mẹ và bà tặng đôi chân giả để thuận tiện việc đi lại mỗi ngày.

"Lắp chân giả, mặc quần áo vào chẳng ai biết mình không chân. Cuộc sống cứ ngày một tốt hơn với mình", Ngọc nói. 

Ngọc đến với thể hình như cái duyên. Nhờ đó, anh lấy lạ sự tự tin và sống có ích hơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngọc đến với thể hình như cái duyên. Nhờ đó, anh lấy lại sự tự tin và sống có ích hơn. Ảnh nhân vật cung cấp

Đầu năm 2019, Ngọc đăng ký vào Trung tâm Nghị lực sống tại Hà Nội với mong muốn được làm việc vì cộng đồng. Ban đầu, gia đình lo lắng, mẹ sợ xa con nhưng không ai cấm cản. Mọi người động viên Ngọc vươn lên sống chính mình, làm việc có ích cho xã hội và quên đi sự khiếm khuyết của bản thân.

"Nếu không biết mình sẽ đi đâu thì đi đường nào cũng sẽ tới", anh nói.

Ở Hà Nội, Ngọc gặp nhiều người, được giao lưu học hỏi để mở mang kiến thức giúp bản thân trưởng thành hơn. Anh đã tự trang trải cuộc sống riêng và có thêm thu nhập để phụ giúp gia đình. Hiện tại, Ngọc chưa đi được xe máy. Anh dự định lắp thêm bánh xe để đi lại dễ dàng và khám phá thêm nhiều vùng đất mới. 

Năm nay, Ngọc 21 tuổi. Ước mơ trở thành người truyền cảm hứng cho những người khuyết tật vẫn được anh ấp ủ mỗi ngày. 

Thùy An


Lên đầu trang
Ai.☆¨(`•.¸♥.•.♥¸.•´)¨Không☆Vui★Khi(•.•)Lần*Đầu (_._) Gặp♥ Gỡ∩..Ai(¯`v´¯)Không ☆BuồnNếu缁Lỡ鐆 Xa ░Nhau ░▒▓