m về mấy người và chuyện thú vị trong lớp, anh chỉ lặng lẽ nghe không phản ứng gì nhiều. Dẫu vậy tôi đã thấy rất thỏa mãn, tôi rất sợ anh dừng lại nói với tôi: “Cậu đi trước đi”, đó mới là thảm nhất. Đương nhiên cũng có lúc sẽ chạm mặt mấy bạn học nam nhiệt tình: “Phương Khả Nghi, thuận đường cậu có muốn mình chở cậu về không?” “Không cần, trạm xe buýt trước mặt kia rồi, đèo nhau nguy hiểm lắm.” Tôi rất lo anh sẽ bảo tôi đi, cũng may anh không nói gì. Các bạn học cũng thấy lạ bởi trước nay anh không phải là người dễ gần, nhưng tôi càng ngày càng thích nói chuyện với anh, tan học cũng thấy chúng tôi đi cùng nhau. Nhưng không có bất kỳ lời đồn đại nào về chúng tôi, có lẽ mọi người đều cho rằng tôi tìm anh vì bài vở, thái độ của anh đối với tôi cũng không có gì thay đổi, gặp nhau trên đường cũng là chuyện bình thường, mấu chốt là không ai biết- việc tôi đến nhà anh học.
Chỉ có tôi tự biết càng lúc mình càng muốn thân thiết với anh, cũng không hiểu tại sao, chẳng lẽ chỉ bởi anh khác biệt như thế? Tôi khẩn khoản xin đến nhà anh học hai buổi, anh chỉ đồng ý một, mỗi thứ sáu, vì hôm đó tan học tương đối sớm. Tôi thật hết cách với anh, những người khác đều chiều ý tôi, chỉ có anh là ngược lại. Thôi một buổi thì một buổi vậy.
Những lần sau đến nhà anh, từ câu chuyện cà kê của bà nội, tôi cũng hiểu được đại khái cuộc sống của anh. Thu nhập chủ yếu của anh và bà nội là: tiền cho thuê phòng + tiền trợ cấp cha mẹ mất + làm công lặt vặt. Căn phòng cách vách cho hai anh em lên thành phố làm công: A Cường và A Lan. Vào sáng sớm A Lan mở hàng bán đồ ăn sáng với Thế Phàm, ban ngày cô bán nước hoa quả ở chợ, về nhà có thể mua hộ đồ ăn cho Thế Phàm, buổi tối lại cùng Thế Phàm chuẩn bị cho ngày hôm sau, Thế Phàm giúp cô ghi chép sổ sách. A Cường làm ca ba ở một xưởng nhỏ, cũng nhận công việc đóng gói về cho Thế Phàm và bà nội. Thế Phàm đặc biệt hứng thú với điện tử, còn hay giúp người ta sửa đài tivi gì đó. Nếu mắt bà nội còn tốt sẽ thấy tôi thường giật mình đến mức rơi cằm, một ngày anh ngủ bao nhiêu tiếng chứ? Không phải anh nên học bài ư? Thời gian của anh quý giá như vậy, vẫn dành một buổi ôn tập cho tôi?
Tôi đứng ngồi không yên, vì thế lượn vòng qua núi lượn quanh qua ruộng một lúc mới lắp bắp hỏi có phải tôi nên trả một chút học phí và tiền cơm. Anh từ chối phắt, mặt lạnh như băng. Không dám tiếp tục nhiều lời, nhưng tôi lại muốn làm chút gì đỡ cho anh, nhặt rau nấu cơm chẳng hạn, nhưng đến phòng bếp anh còn không cho tôi vào (nói thật vào tôi cũng không biết mình có thể làm gì). Nhiều nhất tôi chỉ có thể giúp bà nội tìm vài món đồ và trò chuyện với bà mà thôi.
Trong ngôi nhà nhỏ này, trừ bà nội, Thế Phàm lớn tuổi nhất, vì lí do thân thể và gia đình nên đi học muộn, lại nghỉ hai năm, nên mặc dù học cùng lớp nhưng anh hơn tôi đến bốn tuổi. A Cường 21, nhỏ hơn Thế Phàm một tuổi, A Lan 19, hơn tôi một tuổi. Hai người đều không thích nói, trong nhà tôi lắm mồm nhất. Tôi trêu A Lan: “Lan Tử, chị không thích nói chuyện thì sao bán hàng được. Chị nói nhiều lên một tí có khi lại đắt hàng hơn.” Thế Phàm liền đỡ lời cho cô: “Đều là bà con xóm giềng, nói nhiều hay ít cũng vậy. Nhưng cậu nói ít đi một chút không chừng thành tích lại khá lên, đi học đã nói chuyện suốt, bây giờ ôn tập cũng ngồi không yên. Đã xong bài chưa?” Tôi bĩu môi buồn bực trở lại bàn học, nhìn bọn họ làm việc ăn ý mà cảm thấy mình rất thừa thãi.
Không thể không thừa nhận học thêm ở nhà anh có hiệu quả và hiệu suất rất cao. Tôi là người rất hay lơ đãng, thường phải để Thế Phàm kéo hồn trở về. Lúc anh giảng bài đều cực kỳ tập trung nghiêm túc, tôi thường bị lòng nhiệt tình của anh lôi cuốn cũng dồn hết chú ý vào bài.
Đến cái thứ sáu thứ tư, tôi chậm tay chậm chân, vừa ra khỏi phòng lại bị bí thư Đoàn trường giữ lại nói chuyện hoạt động Đoàn một lúc lâu, đến khi tôi ra khỏi cổng trường đã không thấy bóng dáng anh đâu cả. Nhất định anh không ngờ tôi là kẻ mù đường nên cũng không đứng đầu ngõ chờ tôi. Tôi lượn quanh trong ngõ mà như lạc vào mê cung. Trước đây tôi đều ra vào cùng anh, chưa từng để ý đường đi. Bây giờ thì tốt rồi, đây chính là kết quả của sự phụ thuộc quá đáng. Trời dần dần tối, tôi bắt đầu có chút lo lắng. Càng lo càng lạc sâu hơn, tôi bỗng nhiên muốn khóc. Bất chợt nghe thấy ai đang lớn tiếng gọi tên mình: “Phương Khả Nghi!” Giống như chết đuối vớ được bè gỗ, tôi vừa vui mừng kêu lên vừa chạy theo hướng có tiếng gọi: “Kỷ Thế Phàm, mình ở đây.”
Anh nghe thấy tiếng tôi cũng nhanh chóng chạy đến. Đúng vậy, anh đang chạy, cây nạng nặng nề gõ xuống mặt đất, mồ hôi chảy trên mặt anh, lo âu, gấp gáp, phiền muộn, ân hận, đau lòng, tôi chưa từng thấy nét mặt phong phú như vậy của anh. Nước mặt lập tức rơi xuống, tôi ôm lấy cánh tay anh mà nức nở: “Kỷ Thế Phàm, sao cậu không đợi mình, sao cậu không đợi mình một lát…”
“Xin lỗi, xin lỗi, tôi cứ nghĩ cậu biết đường. Bây giờ tôi tìm được cậu rồi mà, tốt rồi, đừng khóc nữa, không sao đâu.”
“Đừng khóc, là lỗi của mình có được không” có lẽ do lần đầu nhìn thấy tôi khóc, anh luống cuống tay chân, không biết phải an ủi thế nào.
“Đừng khóc, tôi đưa cậu về. Có người đến sẽ cho là tôi bắt nạt cậu đấy, xin cậu.” Hiếm khi anh lại dịu giọng như vậy, tôi tiếp tục.
“Buổi tối tôi nấu mỳ lạnh cho cậu, món này cậu rất thí