i (…) như vậy, nuôi con lớn lên, cái gì tốt nhất cũng dành cho con là để con bôi gio trát trấu vào mặt bố mẹ, để làm trò cười cho bạn bè người quen sao? Con mới bước chân vào xã hội mấy ngày, con biết cái gì là tài hoa, cái gì là xuất sắc, xuất sắc tại sao không lên được đại học, thiên tài tại sao chỉ mở được cửa hàng to bằng bàn tay, cái này gọi là thực tế, con biết cái gì!
Mặc dù trước đó Thế Phàm đã dặn tôi bất kể bố mẹ nói gì cũng không nên làm ra hành động thiếu suy nghĩ, phải nhẫn nại phải nhẫn nại, nhưng tôi không thể nghe được nữa, tức giận bỏ nhà đi. Tôi chạy đến chỗ Thế Phàm, anh không chịu chứa chấp tôi, chết sống muốn đưa tôi về nhà. Không nhận được sự ủng hộ mà tôi mong muốn, tôi lại lần nữa tức giận trốn đi, chạy đến phòng lão Đại trong kí túc.
Lão Đại nhìn tôi, không nói gì lập tức gọi cho Thế Phàm nói cho anh biết tôi đã ở đây, bảo anh đừng lo lắng. Suy nghĩ một lát, lại gọi đến nhà tôi nói tôi ở chỗ cô ấy hai ngày để yên tĩnh một lát.
Hai tuần sau, mẹ tôi gọi tôi về, nói muốn nói chuyện với tôi, đảm bảo không tranh cãi, không làm khó, không dùng ngôn ngữ quá khích. Tôi mang theo tâm trạng anh dũng hi sinh trở về, mới biết mấy ngày trước Thế Phàm đã đến tìm bọn họ. Tôi không biết họ đã nói những chuyện gì, nhưng kết luận lại: họ tỏ ý bằng lòng chấp nhận sự thật này, vì họ là bậc cha mẹ hiểu lí lẽ, không muốn để đứa con gái duy nhất phải đưa ra lựa chọn một trong hai tàn nhẫn như vậy, nhưng cũng không có nghĩa là họ tán thành, đối với việc chúng tôi có thích hợp ở bên nhau không, họ vẫn kiên trì không, không, không (đúng vậy, mẹ tôi dùng liền ba chữ không để biểu đạt sự bất mãn cực kỳ trong lòng bà).
Nếu họ đã chịu xuống thang, tôi cũng nhượng bộ chuyển về nhà ở. Tôi nghĩ, bố mẹ không thích là việc của bố mẹ, chỉ cần chấp nhận sự thật là được, lâu rồi sẽ thành quen.
Nhưng tôi đã quá AQ, tình huống thực tế là khi tôi đưa Thế Phàm về không thể không đối mặt với gương mặt lạnh tanh của họ. Bố tôi đọc báo coi như anh tàng hình, mẹ tôi bưng mâm cơm với đồ ăn sẵn lạnh ngắt lên nói bận không có thời gian nấu. Cơn tức giận của tôi sắp bùng nổ thì anh khẩn khoản kéo tay tôi, nói không sao không sao để lần sau cháu nấu.
Tốt lắm, lần sau Thế Phàm tất bật mồ hôi nhễ nhại nấu ra một bàn ăn, bố nói buổi tối có tiệc xã giao cầm túi ra cửa, mẹ nói đồ ăn quá mặn, ăn hai miếng thì quay về phòng, tôi tức run người, muốn phát tác nhưng sợ Thế Phàm càng khó xử, nhưng không phát tác lại không thể nuốt trôi cơn giận, chỉ nhìn chằm chằm bàn ăn không nói tiếng nào. Thế Phàm sợ tôi lật bàn, giả như không để ý gượng cười, còn dỗ tôi ăn cơm.
Vô cùng bất đắc dĩ, thậm chí tôi còn không dám ngẩng đầu nhìn anh, cảm thấy nên an ủi anh một câu nhưng lại không nghĩ ra phải nói gì.
Tôi cứ ngỡ bố mẹ tôi là người có văn hóa có hiểu biết, ai biết họ còn cố chấp hơn người không có trình độ, làm ra những việc cay nghiệt vô tình còn hơn tiểu thị dân. Tôi không muốn Thế Phàm đến nhà tôi để bị khinh thường, nhưng anh nói: em có thể bốc đồng, anh không thể; anh không thể để em trở mặt với bố mẹ. Tôi từng hỏi anh lần đầu đến nhà tôi, bố mẹ tôi đã nói chuyện gì với anh, anh nói không có gì, nhưng bây giờ nghĩ bằng đầu ngón chân cũng biết anh đã bị nhục nhã. Lão Đại nói Thế Phàm là một người đàn ông chân chính, chỉ bằng anh làm những việc này vì cậu, Khả Nghi cậu không được phụ anh ấy.
Một hôm bà nội kéo tay tôi hỏi: “Khả Nghi, có phải bố mẹ cháu không thích Phàm Tử không?”
Tôi cúi đầu không nói.
“Ai,” Bà thở dài: “Chuyện này cũng có thể biết trước mà, đừng nói cháu, cha mẹ nhà ai cũng không đồng ý. Ban đầu Phàm Tử thích cháu, bà cũng lo lắm. Cháu thông minh xinh đẹp, hoàn cảnh gia đình tốt, lại là sinh viên đại học. Nhà chúng ta nghèo rớt mồng tơi, Thế Phàm cố gắng bao nhiêu cũng không thay đổi được thực tế nó là người tàn tật. Quả thực chênh lệch quá lớn.”
“Bà ơi, cháu thề cháu chưa từng nghĩ như vậy, một phút một giây cũng chưa. Ngược lại, đến giờ cháu đều cảm thấy được ở bên Thế Phàm là may mắn của cháu.”
Bà ôm tôi vào lòng: “Phàm Tử thích cháu, ai cũng không ngăn được, bà thấy rõ, chỉ khi có cháu ở bên nó mới có thể vui vẻ, mới có thể nói cười. Bà cũng biết, cháu là cô bé ngoan, thật lòng thích Phàm Tử nhà chúng ta. Khả Nghi à, lòng bàn tay mu bàn tay đều là thịt, bà thương cháu cũng thương Phàm Tử. Bà hi vọng các cháu ở bên nhau, nhưng bà không thể không nói, cháu không thể để chúng ta thất vọng. Cháu không nên trách bà thiên vị, thật sự thằng bé này từ bé đến lớn chịu quá nhiều cực khổ rồi, nó không có người thân bạn bè, thật không dễ dàng mới thích một người đến thế. Bà sợ nếu cháu bỏ nó đi, về sau nó không còn đến được với ai khác. Bà nội lớn tuổi rồi, sớm muộn cũng có ngày phải đi, không có ai bên cạnh chăm sóc nó, bà không thể yên lòng.”
“Bà ơi, trong lòng cháu chỉ có Thế Phàm, từ lúc 18 tuổi cháu đã bắt đầu thích anh ấy, chưa từng thay đổi, bây giờ cũng không, tương lai càng không. Cháu hứa với bà sẽ chăm sóc anh ấy thật tốt, cho anh ấy một gia đình hoàn chỉnh.” Tôi nhìn vào đôi mắt mờ đục của bà mà thề.
Một năm ấy hai chúng tôi sống cũng thật mệt mỏi, nhất là Thế Phàm. Anh là người không chịu thua kém, vậy mà phải chịu bao uất ức, hạ mình cầu xin nhiều lần. Tôi không chỉ một lần khóc lóc kể lể van xin bố mẹ, xin hãy khoan d