Những con sóng bạc đầu vẫn căng tràn sức sống ầm ào đập vào bờ. Hùng mạnh là thế, oai phong là thế nhưng khi va vào ghềnh đá vỡ tung tóe muôn phương, nằm lại lòng biển mặn. Qua bao năm, bao chục năm, bao trăm năm, bao nghìn năm, sóng biển vẫn bạc đầu, vẫn hùng mạnh rồi lại yếu mềm, vẫn ầm ào vẫy vùng trong lòng mẹ bao la.
Tôi sinh ra là đứa con của biển. Lọt lòng mẹ đã được gội sạch nhau thai bằng bọt biển. Có phải vậy không mà bây giờ tôi khỏe khoắn, vừa khỏe khoắn, vừa yếu mềm như con sóng nghìn năm ?
»Mở Images«Xóm chài ven biển đếm được vài chục nóc nhà là liêu xiêu. Phên tre vách nứa dựng lên như thách thức với đất trời… dân miệt khác đến bảo dân ở đây “chịu chơi”, dám ngữa mặt ngữa lưng thách mưa thách nắng ! Dân miệt biển than rằng “Có giỏI chi cho cam, chẳng qua là nghèo nên liều ! Mà ăn thì nhiều chứ nằm bao nhiêu. Thậm chí những người lang bạc kì hồ, nay đây mai đó chỉ cần tán cây hay mái hiên của thiên hạ, tạt vào đó cũng qua 1 đêm yên bình. “Nhà” của họ là vòm trời rộng lớn, gió giăng tứ bề, giường chiếu của họ là vệ đường còn hắc mùi bụI đất, là vạt cỏ ngai ngái sương đêm. Một đêm bình yêu hay bão tố rồi cũng sẽ qua đi. Trời lại sáng và họ sẽ tất bật với guồng quay mới của cuộc sống.
Nhưng nói thì nói vậy chứ lòng người miệt biển buồn nát ruột. Ông bà xưa dạy: “an cư thì mới lạc nghiệp”. Ở đây bao giờ sẽ mọc lên những ngôi nhà chắc chắn bằng gạch, bằng xi-măng, vôi vữa ? Bao năm rồi làng chỉ xam xám một màu mái lá rệu rạc. Bao giờ làng sẽ thắp lên ánh điện sáng choang như trên phố ? Lâu lắm rồi làng vẫn leo lét vài chục ngọn đèn dầu, hay sang hơn 1 chút là đèn măng-xông.
Đêm thăm thẳm đen, thấp thoáng vài ánh đèn câu mờ mờ như ánh lửa trên biển. Đêm rằm, ánh trăng choàng một lớp áo choàng cho biển, hắt lên màu sáng bạc, lấp lánh như tấm lưng con cá gắn vảy trắng lập lờ giữa biển vô cùng. Điện sáng là thế đấy, điện của tạo hóa, điện của bầu trời chứ không phải là điện của con người tạo ra bằng nước bằng gió…Ở xóm chài, tôi chơi thân với Hải nhất. Nhà tôi với nhà Hải chung vách, hai gia đình rất thân nhau. Những đêm câu mực về mà được dịp sáng trăng, ba tôi và ba Hải khề khà trên khoang thuyền, uống vài ly rượu trắng, nhâm nhi vài con khô mực nướng vộivà những mẫu chuyện về cuộc đời miên man không dứt. Tôi nhỏ hơn Hải 2 tuổi, cả hai đều là con trai 1, chơi chung từ dạo còn bò lung tung trong nhà, nên lớn lên cũng mến tay mến chân. Chỉ có mỗi cái tộI là luôn miệng gọi nhau tao mày ngọt xớt, hồi đó chẳng biết ngượng miệng là gì.
Buổi sáng tinh mơ con nghe hơi sương pha lẫn vị mặn của muốI lành lạnh, phản phất trong không khí, mơn man qua làn da cũng mằn mặn nước biển. Nổi gai. Ấy thế mà tôi thích, Hải cũng thích. Mà nghĩ cũng thật lạ, cái gì tôi thích, Hải cũng bảo thích. Cái gì tôi ghét, Hải cũng nhăn mặt “không ưa được”. Ông bà mình bảo lòng tham con người là vô đáy. Tôi là trẻ con mà cũng tham tận chân… trời. Bằng cớ là cái gì cũng thích điều gì cũng thích. Chẳng biết vì tính tôi nó vậy hay là tại đầu óc trẻ con chưa đủ lớn để còn biết lựa ra những cái nào không ưa được, liệt vào phế phẩm vứt khỏi túi tham.
Một ngày của trẻ con trôi qua có biết bao điều thú vị. Cái thú đầu tiên là tỉnh dậy lúc mờ sáng, đập tay đùng đùng vào vách nứa, réo ầm lên: “Hải ơi, dậy đi bắt ghẹ !!!” Và cố im lặng trong vài giây để nghe tiếng vặn mình răn rắc của thằng bạn trên chiếc giường ọp ẹp, đặt sóng đôi với giường mình, chỉ ngăn cách tấm phên vách nứa mỏng tanh, thậm chí mỗi tiếng mỗi tiếng ngáy của thằng bạn đêm nào cũng chui qua khẽ phên quấy rốI giấc ngủ của tôi hết. Cái thú thứ 2 bắt buột phải kể đến là lúc 2 đứa tung tăng làm thủ lĩnh cả đám con nít đi bắt ghẹ. Những con ghẹ khôn cãi trời, chui rúc vào những kẹt đá lởm chởm răng cưa như san hô, thò tay vào bắt, à không phải nói là tóm lấy mai và kéo ra mới đúng, không khéo là trầy da tróc thịt như chơi. Hải là “dũng sĩ diệt ghẹ” mà cũng phải vài lần khóc mếu vì bị càng ghẹ lỉa chỉa gai đâm rách tay, rỉ máu. Còn tôi chẳng bao giờ ngu dạI mà thò tay vào cho ghẹ chích. Kéo Hải ra đây, tôi leo tọt lên mỏm đá, ngồI chồm hổm như con cóc trên đó “chỉ tay 5 ngón” coi Hải bắt ghẹ. “Phải bắt thế này nè, ở đằng kia kìa, đó đó… Trời ơi con ghẹ bự ơi là bự mà bắt cũng hụt, bộ cận hả ???” Mấy lần xém bị đánh cho vỡ… cặp mắt kính dày 3 đi-ốp rồi, nhưng chắc tại Hải còn chút lương tâm, biết tôi là công tử bột của làng chài nên cũng xí xóa bỏ qua…
Thích nhất vẫn là những bận tắm biển, mà hầu như ngày nài cũng tắm. Vẫy vùng cùng biển bao la mặn nồng chẳng có gì sướng bằng. Ngâm mình dưới nước, dưới gió, dưới nắng, tất cả những thứ đó đã phủ lên thân thể tôi một lớp vỏ bọc đen huyền, bóng mịn và rắn chắc – cái mà sinh học gọi là lớp da ! Hải cũng đen, cũng rắn chắc và khỏe khoắn, ngày càng nỗi rõ những cơ bắp chắc lọi, cuồn cuộn như những đợt sóng biển. Hải bảo đấy là đặc ân của biển. Mà đã là đặc ân của ai ban cho thì mình phải biết qúi trọng giữ gìn. Những lúc bên Hải như thế này làm tôi có cảm giác được yên bình, yên bình đến nỗi hình như không chỉ tôi mà cả Hải đều không muốn đánh rơi hay phá vỡ…
Năm tháng lao đi vùn v